PHƯƠNG PHÁP XÔNG HƠI CHỮA BỆNH CỦA ĐÔNG Y

Đã từ lâu đông y áp dụng xông hơi vào qui trình chữa bệnh. Đây được coi là phương pháp đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng hơi qua đường hô hấp, đường da, hoặc trực tiếp vào vị trí tổn thương… rất hiệu quả để điều trị cả bệnh nội khoa và bệnh ngoại khoa.

 


Cách chữa bệnh của Đông y cũng rất đơn giản, hình thức xông hơi cũng là dùng lều xông hơi và nồi nước xông hơi, để mồ hôi thoát ra ngoài. Chỉ khác là đông y sử dụng các loại lá cây làm thuốc xông. Tuỳ theo mục đích chữa bệnh có thể lựa chọn các loại lá cây khác nhau theo tỷ lệ.
Ví dụ để chữa cảm cúm người ta thường sử dụng các loại lá cây với tỷ lệ như sau: Lá cây tre khoảng 40-50 g; lá cây địa liền tươi 20-30 g, hoắc hương, tía tô, lá chanh, lá long não, cây cứt lợn mỗi loại 30-40 g, tỏi 2-3 củ, lá cây kinh giới 40-50 g (nếu là hoa thì dùng 10-15 g).
Cách làm:
– Trước khi xông hơi hãy tắm sạch người trước và nghỉ ngời chứng 10 phút.
– Chuẩn bị sẵn khăn để thấm mồ hôi và lau khô người sau khi xông hơi
– Chuẩn bị phòng xông hơi hoặc lều xông hơi (túi xông hơi) theo đúng qui chuẩn.
Thông thường nếu không có phòng xông hơi hay lều xông hơi có thể dùng miếng vải chùm kín cả người và nồi nước xông.
Nếu là phòng xông hơi (lều xông hơi, túi xông hơi) phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và có cánh cửa kín tránh để hơi thoát ra ngoài. Nếu phòng xông hơi rộng có thể đặt cả giường nằm cho người xông nhằm xông hơi. Còn nếu không rộng có thể đặt ghế bên trong lều xông hơi để ngồi. Để theo dõi nhiệt độ trong phòng xông hơi có thể đặt một chiếc nhiệt ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, tránh để nhiệt độ quá cao có thể gây bỏng hoặc mệt mỏi cho người xông.
Nồi thuốc xông hơi: Tuỳ thuộc vào loại bệnh cần điều trị mà có lựa chọn nguyên liệu vào nồi nước xông.Thông thường nồi xông có thể sử dụng một vài loại lá có tinh dầu thơm để cảm thấy dễ chịu và thêm tính sát trùng đường hô hấp qua hơi thở. Nếu chọn được các loại lá có tính cay, ấm như bạc hà, kinh giới, tía tô, sả, tre, bưởi, chanh, tràm… mồ hôi sẽ ra nhiều hơn. Để trừ phong thấp có thể chọn những loại lá có tính khu phong như vòi voi, lá lốt, cây cứt lợn… Nếu không có sẵn, có thể đến tiệm thuốc bắc mua một thang lá khô xông giải cảm sẽ được bán khoảng 150g gồm một số lá cây như hương nhu, tía tô, kinh giới, bạc hà, ngủ trảo…

xông hơi chữa bệnh

Tác dụng của một số loại lá cây dùng xông hơi:

Lá hương nhu: Lấy lá và cây rửa sạch có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Hương nhu có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, bài trừ phong thấp, chữa cảm cúm, nhức đầu, hành khí, đau bụng đi ngoài
Lá sả: Lấy phần lá rửa sạch cắt khúc cho vào nồi nước. Lá sả có tác dụng chữa cảm cúm, đầy bụng, nôn mửa, tiêu hoá kém.
Lá tre: Có tính hàn, vị cay, nhạt, ngọt, có tác dụng vào kinh tâm và kinh phế, giúp giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm. Ngoài ra còn có tác dụng sát khuẩn, chữa viêm nhiễm, phù thũng, cảm sốt.
Tía tô: Là loại lá có tính ôn, vị cay, mùi thơm, vào kinh phế và kinh tỳ. Lá tía tô làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo giảm đau, chữa ho, nôn mửa, kém tiêu hóa, đầy hơi , đau bụng do thực tích.
Long não: Có tác dụng: thông khiếu, sát khuẩn, tiêu viêm, hôn mê, cầm máu, ung nhọt chữa trúng phong, cấm khẩu, sốt; họng sưng đau, sang lở, kinh giản.
Chú ý: Khi đun nồi nước xông cần đảm bảo nồi kín để hơi không bị thoát ra ngoài sẽ làm giảm tác dụng, tốt nhất bạn lên dùng lều xông hơi (phòng xông hơi, túi xông hơi) dạng khép kín quá trình đun hơi truyền trực tiếp từ nồi xông hơi qua ống dẫn hơi vào vòi luôn tránh bị hơi thoát ra ngoài.

Các bước tiến hành xông hơi.

Thầy thuốc:
Khám chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp, thời gian xông và hướng dẫn cho bệnh nhân những điều cần chú ý trong thời gian xông thuốc hoặc tắm thuốc.
Bệnh nhân
Bệnh nhân nắm được những yêu câu cần thiết trong 1 liệu trình xông và những bất thường xảy ra để thông báo kịp thời cho người trực tiếp theo dõi.
Trình tự trong 1 lần xông thuốc hoặc tắm thuốc:
Xông hơi thuốc
Kỹ thuật viên chuẩn bị theo chỉ định của thầy thuốc bao gồm: Dược liệu, nồi xông to hay nhỏ phù hợp với chỉ định xông tại chỗ hay toàn thân… Sau đó cho thuốc đã rửa sạch vào nồi kỹ thuật đun sôi từ 15 – 30 phút khi nào thấy mùi thơm nhiều là vừa đạt yêu cầu về hơi thuốc.
Kiểm tra dụng cụ để xông như: lều xông hơi (phòng xông hơi) hay vải chùm và những dụng cụ để bao, trùm kín để dẫn hơi thuốc vào toàn thân hay từng khu vực theo chỉ định và những dụng cụ cần thiết phù hợp để chuẩn bị cho bệnh nhân vào xông.

Các thao tác kỹ thuật khi xông hơi.

Khi nồi thuốc xông đã đạt yêu cầu (đã có mùi thơm nhiều) nếu dung lều xông thì chỉ việc bước vào lều xông vào ngồi 5-10 phút, nếu không có lều xông dung vải chùm kín nồi thuốc sao cho hơi thuốc vào vị trí cần xông hay toàn thân vừa đủ nóng mà bệnh nhân chịu đựng được tránh ngạt gây khó thở, tránh nóng quá hoặc không đủ nhiệt độ để ngấm thuốc hoặc ra mồ hôi.
Nhiệt độ xông
Thông thường từ 25 – 35oC bảo đảm đủ ngấm thuốc hoặc ra mồ hôi, tuỳ theo từng bệnh và chỉ định của thầy thuốc.
Thời gian xông hơi
Từ 5 – 40 phút; tuỳ theo từng bệnh, đến khi ra mồ hôi theo yêu cầu điều trị thì dừng xông hơi thuốc, chuyển sang các công đoạn khác. Tối đa không quá 60 phút.
Các bước tiếp theo:
Đối với các trường hợp cần cho ra mồ hôi thì khi mồ hôi đã ra vừa đủ bệnh nhân dùng khăn ấm, ẩm lau sạch đầu, thân, mình; sau đó lau lại bằng khăn khô, thay quần áo sạch, sang phòng chờ có thể ăn cháo hành hoặc uống nước ấm hoặc thuốc; đối với các bệnh ngoại khoa khi xông vào vị trí bị bệnh cần phải rửa bằng những nước thuốc theo chỉ định sau đó chấm bông cho khô rồi bôi thuốc… Tùy theo điều kiện cụ thể và chỉ định của thầy thuốc.

Xem lều xông hơi (phòng xông hơi, túi xông hơi) tại: http://www.doca.com.vn/c/thiet-bi-xong-hoi.htm